Abstract: | Qua
nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc áp dụng các quy định của BLHS Việt
Nam về các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt VKQD cho thấy còn nhiều bất cập. Thực tiễn tình
hình tội phạm này có diễn biến hết sức phức tạp, các đối tượng phạm tội
ngày càng trở nên liều lĩnh, manh động, sẵn sàng sử dụng VKQD có khả
năng sát thương cao để thực hiện tội phạm. Thực trạng này đã gây mất an
ninh trật tự, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Vì vậy, việc hệ thống
hóa lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số dự báo,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam
về các tội phạm này được nêu trong luận văn là rất cần thiết.
Trên cơ sở khái quát lý luận và đánh giá tình hình thực tiễn liên quan
đến đề tài nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ những nội dung sau đây:
- Phân tích, đưa ra khái niệm các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD; phân tích đặc điểm, ý
nghĩa của việc quy định các tội phạm này trong Luật hình sự Việt Nam;
đồng thời, hệ thống hóa một cách khái quát các chế định có liên quan đến
tội phạm này trước khi có BLHS năm 1999 tại Việt Nam và pháp luật hình
sự có liên quan của một số nước trên thế giới.
- Phân tích làm rõ các dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hình phạt,
đánh giá tình hình tội phạm, thực tiễn áp dụng, nhận xét về kết quả đạt
được và những tồn tại, thiếu sót trong công tác giải quyết vụ án về tội
phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt VKQD; đồng thời, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, thiếu
sót trên.
- Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của BLHS
Việt Nam về các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt VKQD, gồm các giải pháp như: hoàn thiện các quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam; tăng cường công tác hướng dẫn áp
dụng pháp luật hình sự; nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân và
năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ thuộc các
cơ quan tư pháp; tăng cường quan hệ phối hợp của các cơ quan tiến hành
tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan;
các giải pháp về công tác quản lý VKQD; tăng cường hợp tác quốc tế về
vấn đề phòng, chống tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD.
Những vấn đề được đưa ra và giải quyết trong luận văn mặc dù chưa thực
sự đầy đủ, song với các kết quả đã đạt được, luận văn có thể đáp ứng
được yêu cầu nghiên cứu, tham khảo để tiếp tục hoàn thiện lý luận, pháp
luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam về các
tội phạm nêu trên trong thời gian tới. |
Nhận xét
Đăng nhận xét